Giữ gìn giới hành hơi thở vô hơi thở ra
An trú được trong hơi thở là đạt được căn bản về phương pháp tu Định Niệm Hơi Thở. .Để thực hiện giới hành hơi thở vô hơi thở ra này chúng ta nên tu tập như sau: trước tiên chúng ta tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh, rồi tập ngồi kiết già lưng thẳng, sau khi tập ngồi kiết già lưng thẳng không thấy khó chịu, hoặc đau hoặc tê chân chừng nửa tiếng đồng hồ thì mới đặt niệm hơi thở vô, hơi thở ra trước mặt và tác ý như sau: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.
Khi tác ý xong câu này ta truyền lệnh: “Hít!”. Truyền lệnh xong ta mới hít vô, tỉnh giác rất kỹ theo hơi thở vô. Sau khi hơi thở vô hết ta truyền lệnh: “Thở!”. Khi truyền lệnh xong ta mới thở ra và phải sáng suốt tỉnh giác theo hơi thở ra.
Cứ như vậy mà tu tập 1 phút. Nếu trong 1 phút sức tỉnh giác rất tốt, không quên hơi thở nào, mà cũng không có một niệm vọng tưởng nào xen vào được thì tăng lên 2 phút, rồi 3 phút, rồi 4, 5 phút, tăng lên 6, 7, 8, 9, 10 phút.
Sau khi tăng lên 10 phút ta soát xét xem lại toàn bộ cơ thể có xảy ra trạng thái gì không. Nếu có thì phải báo cho Thầy biết để kịp thời sửa lại cho đúng cách tu tập, để tâm không bị ức chế, cơ bắp và thần kinh không bị rối loạn, v.
...
Gợi ý
-
Giữ gìn giới của Thánh hiền không tổn khuyết
là giữ gìn giới luật nghiêm nhặt không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Vì giới luật là pháp môn ly dục ly ác pháp; giới luật là đức hạnh nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai; giới luật...
-
Giữ gìn giới luật
Ví dụ: Khi tâm khởi muốn ăn, thấy bụng đói mà chưa tới giờ ăn thì nhất định không ăn. Tâm khởi muốn nghe băng hoặc lấy kinh sách ra đọc thì nhất định không nghe băng, không đọc kinh. Khi bị người khác chửi mắng mạ nhục mình, mà...
-
Muốn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì luôn luôn phải tác ý câu “Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”. (Năm thủ uẩn là sắc thủ uẩn, thọ thủ...
-
Muốn giữ gìn giới sống chế ngự thân
thì hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý: “Phải tỉnh giác trên từng thân hành, không được để thân hành làm theo thói quen”. Với câu này các bạn phải nhắc thường xuyên tác ý hoặc tác ý một câu khác: “Với tâm định tỉnh...
-
Người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
Khi con thể hiện đức hiếu sinh đúng (trong Giáo Án Rèn Nhân Cách lớp Ngũ Giới) không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh họ lại càng mến phục và kính trọng con nhiều hơn.Tai sao vậy?...